NGOẠI KHOÁ “ SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN”

Thứ bảy - 09/03/2024 21:44
Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2023 – 2024 của trường THPT Hoàng Hoa Thám
NGOẠI KHOÁ “ SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN”
   Nhằm khơi gợi niềm yêu thích văn học nghệ thuật, tạo sân chơi mang tính sáng tạo, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học, nhận thức được giá trị và sức ảnh hưởng vô tận của văn học dân gian. Tạo niềm say mê, hứng thú, tích cực, sáng tạo cho học sinh trong việc học tập bộ môn Ngữ văn và sự năng động, tự tin trong sinh hoạt tập thể, phát hiện những học sinh có năng khiếu nổi trội. Đồng thời giúp học sinh vận dụng, thực hành các kiến thức văn học vào thực tế đời sống với tinh thần “Học mà chơi, chơi mà học”, giúp các em phát huy được những năng lực cần có làm hành trang trong tương lai. Được sự đồng ý của chi bộ, Ban Giám Hiệu nhà trường cùng với sự thống nhất cao của tổ Ngữ Văn – Anh văn, vào 14h30, ngày 09 tháng 03 năm 2024, thầy và trò trường THPT Hoàng Hoa Thám đã tổ chức Chuyên đề: “SÂN KHẤU HOÁ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN” - một sân chơi bổ ích và lý thú cho học sinh Khối lớp 10, đặc biệt đối với các em Ban Khoa học xã hội.
1

   Tham dự buổi Chuyên đề có thầy Phạm Minh Tuyên – Bí thư Đoàn trường; nhóm giáo viên bộ môn Ngữ văn và các em học sinh khối 10 ban KHXH của nhà trường. Buổi chuyên đề “Sân khấu hoá văn học dân gian” đã mang đến sân chơi bổ ích, giúp các em học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn mà còn góp phần phát triển năng lực sáng tạo, hợp tác làm việc nhóm, năng lực phát triển ngôn ngữ. Đồng thời giúp cho các em nuôi dưỡng tình yêu đối với văn học, văn hóa dân gian nước nhà.
 

ảnh 2
ảnh 3
Giới thiệu chương trình

   Chương trình được bắt đầu với các tiết mục thi múa hát dân ca do các em học sinh lớp 10– ban KHXH của nhà trường trình diễn. Đó là các tiết mục được chọn lọc gắn bó với thể loại Ca dao, dân ca; mang lại hơi thở gần gũi của đời sống tinh thần, tình yêu, làng cảng Việt Nam qua những làn điệu dân ca, điệu múa trữ tình đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên Đất nước. Ngoài ra, các cô bộ môn Ngữ Văn cũng đã khéo léo lồng ghép những kiến thức về văn học dân gian Việt Nam qua những câu hỏi vui cùng những phần quà hấp dẫn. Điều đó càng làm nên một buổi sinh hoạt ngoại khóa thú vị và thành công hơn nữa. Hoạt động ngoại khoá còn được tổ chức theo hình thức sân khấu hoá, chuyển thể các văn bản văn học dân gian thành các kịch bản được trình diễn trên sân khấu dựa theo các thể loại, được thể hiện bởi tài năng của các em học sinh.

   Phần thứ nhất – Tìm hiểu về Ca dao, dân ca qua các tiết mục múa hát dân ca với phần trình diễn đến từ các em lớp 10A1, 10A4 và 10A5
 

Ảnh 4
Tiết mục “ tát nước đầu đình” của lớp 10a1 và 10a4
ảnh 5
Hát múa dân ca “ Bèo dạt mây trôi” của lớp 10A5

   Phần thứ hai-Trò chơi dành cho Khán giả. Buổi chuyên đề chú trọng đến việc nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh qua phần tìm hiểu kiến thức Văn học dân gian dành cho khán giả; Thầy cô giáo bộ môn Ngữ Văn đã xây dựng những câu hỏi cung cấp kiến thức về văn học, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân lao động xưa; Hoạt động cùng nhau “Trở về cội nguồn” đã mang đến cho các em học sinh những hào hứng để tìm hiểu, nâng cao kiến thức chuyên đề văn học dân gian lớp 10 và hình thức sân khấu hoá, đồng thời còn mang tính động viên khích lệ học sinh tích cực, chủ động và tự tin tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống và học tập; Phần giao lưu với khán giả diễn ra sôi nổi; các em học sinh mạnh dạn thể hiện sự hiểu biết của mình về đặc trưng, giá trị, các thể loại… của Văn học dân gian từ những câu hỏi của ban tổ chức.
 

Khán giả ảnh 6
Phần chơi dành cho Khán giả
ảnh 7
Phần chơi dành cho Khán giả

   Phần thứ 3 với hình thức sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian đã mang đến cho toàn bộ Khán trường nhiều cung bậc cảm xúc, vui tươi khi được sống trong bầu không khí của những câu chuyện cổ tích, sử thi hào hùng. Bằng niềm đam mê Văn học và sự nhiệt tình, sáng tạo, các em đến từ lớp 10A1, 10A2,10A3,10A6 và 10A7 đã thể hiện tài năng biến hoá đa dạng khi vào vai cô Tấm thảo hiền, là dì ghẻ và Cám đanh đá, là ông bụt hiền từ cho đến Héc to – hùng dũng, quả cảm và nàng Ăng-đrô-mac thông minh, thuỷ chung…qua câu chuyện cổ tích thần kì và Sử thi anh hùng. Các em đã hoàn xuất sắc vai diễn của hoạt cảnh, truyền tải đến người xem thông điệp ý nghĩa, những giá trị giáo dục sâu sắc. Qua đó, khẳng định sức lan tỏa sâu rộng và lâu dài của Văn học dân gian trong đời sống văn hóa dân tộc.

ảnh 8
Hoạt cảnh trích “Sử thi I-Li-Át” do lớp 10A2,10A7 trình diễn
ảnh 9
Hoạt cảnh Tấm Cám do học sinh lớp 10A3 và 10A6 trình diễn

   Buổi ngoại khoá đã diễn ra thành công tốt đẹp, thắp lên sự đam mê đối với Văn học dân gian cho mỗi học sinh. Những sản phẩm, sự tâm huyết của các em đã kết nối quá khứ với hiện tại, góp phần bảo tồn và phát triển giá trị, sức sống của văn hóa, văn học dân gian - di sản tinh thần quý báu của dân tộc. Chương trình đã để lại dấu ấn đậm nét về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm văn học dân gian trong tâm trí của các em học sinh và tạo sức lan tỏa các giá trị nhân văn cao đẹp mà Văn học dân gian mang lại cho xã hội. Từ đó hình thành giá trị chân – thiện – mĩ, giúp các em học sinh biết phân biệt cái xấu, cái tốt; biết quý trọng tình yêu thương giữa con người với con người; biết quý trọng giá trị của cuộc sống độc lập, hòa bình hôm nay.
 

ảnh 10
ảnh 11

Tác giả bài viết: Trần Thị Thanh Nga

Nguồn tin: Tổ Ngữ Văn - Ngoại ngữ trường THPT Hoàng Hoa Thám

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây