Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Đức Trọng, Lâm Đồng) đã không ngừng vươn lên, trở thành ngôi trường giàu truyền thống trong dạy và học. Đây là dấu mốc quan trọng để tri ân các thế hệ thầy trò, ghi nhận những thành tựu đạt được và hướng tới một tương lai phát triển bền vững. Với tinh thần đoàn kết và đổi mới, nhà trường tiếp tục khẳng định vị thế, viết tiếp những trang thành công mới.
Ảnh 1 - Những ngày đầu khởi công công trình
Trường THPT Hoàng Hoa Thám được thành lập theo quyết định số 116/2005/QĐ-UBND ngày 07.06.2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng, với cấu trúc gồm hai cấp học với đội ngũ 47 cán bộ, giáo viên cùng công nhân viên. Đến tháng 8/2009, trường được tách thành hai trường gồm: trường THCS N’Thôn Hạ tại cơ sở củ và Trường THPT Hoàng Hoa Thám được đầu tư xây mới.
Trong những năm đầu thành lập, mặc dù cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế, điều kiện sống và làm việc của giáo viên cùng học sinh còn khó khăn, nhưng với năng lực chuyên môn, lòng yêu nghề, tân tâm trách nhiệm tập thể sư phạm đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ và từng bước khẳng định thương hiệu của nhà trường, tạo dựng được niềm tin từ phía phụ huynh và người dân điệ phương.
D
Hình ảnh buổi lễ
Giai đoạn phát triển. Từ năm 2010 đến 2015, Trường THPT Hoàng Hoa Thám đã trải qua giai đoạn phát triển và ổn định rõ nét. Cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ, hệ thống phòng học được trang bị đầy đủ những thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Năm 2012, trong chuyến thăm trường đồng chí Nguyễn Xuân Tiến cố Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, đồng chí nhấn mạnh vai trò của các cơ sở giáo dục trong việc tạo ra những thế hệ học sinh có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất tốt, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Trọng nói riêng và của tỉnh Lâm Đồng nói chung. Qua buổi làm việc đồng chí đồng ý chủ trường đâu tư xây dựng khối phòng học bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, trường còn đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên, giúp cải thiện chất lượng giảng dạy. Những nỗ lực không ngừng nghỉ đã hình thành nên môi trường học tập chất lượng, sáng tạo, nâng cao hiệu suất học tập và phát triển toàn diện của học sinh tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám.
Giai đoạn đổi mới và phát triển giáo dục. Giai đoạn này trường có bước tiến trong công tác giáo dục mũi nhọn, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Với việc chuẩn bị chu đáo, sự động viên, khích lệ của Ban giám hiệu nhà trường và tinh thần nhiệt huyết, quyết tâm của đội ngũ giáo viên trong công tác ôn thi, tuyển chọn học sinh tham gia hội thi học sinh giỏi cấp tỉnh và gặt hái những thành quả đáng ghi nhận, từ đó đặt nền móng vững chắc, tạo động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng mũi nhọn của nhà trường. Mặt khác nhà trường tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, tạo môi trường học tập và sáng tạo, khơi dậy tinh thần tự học học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Giai đoạn hội nhập và phát triển. Trong giai đoạn 2020-2025, Trường THPT Hoàng Hoa Thám đã tập trung thực hiện chiến lược phát triển toàn diện với các mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đội ngũ giáo viên nhà trường đã sử dụng hiệu quả các phương pháp giảng dạy tích cực như học tập dựa trên dự án, tổ chức hoạt động nhóm, và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Điều này giúp học sinh chủ động, sáng tạo và phát triển toàn diện hơn. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh đã tạo động lực học tập, giảm áp lực học thuộc và ghi nhớ máy móc. Đối với học sinh thuộc nhóm yếu thế, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các biện pháp như tăng cường dạy kèm, cung cấp tài liệu bổ trợ, và tổ chức các hoạt động ngoại khóa đã giúp các em hòa nhập và phát triển năng lực.
Ngoài việc triển khai dạy học các môn văn hóa, nhà trường còn quan tâm thục hiện các hoạt động tích hợp giáo dục kỹ năng và năng lực cá nhân theo yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 như; tích hợp hiệu quả các môn học liên quan đến kỹ năng sống, giáo dục công dân, và các hoạt động trải nghiệm. Những hoạt động này đã góp phần hình thành năng lực tự học, tự quản lý, và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh.Tư tin và tỏa sáng - Tiết mục tạo ấn tưởng trương buổi lễTiết mục văn nghệ của học sinh - Tỏa sáng đam mê