Thông tư 22 và vai trò chủ đạo của ứng dụng CNTT

Thứ sáu - 09/06/2017 17:25
Bộ GD&ĐT mới đây đã chính thức công bố Thông tư 22 (chỉnh sửa, bổ sung Thông tư 30) về quy định đánh giá học sinh Tiểu học. Với rất nhiều điểm mới, Thông tư 22 được kỳ vọng sẽ mang lại tín hiệu vui cho giáo dục tiểu học. Điểm mới căn bản nhất là sẽ giảm gánh nặng sổ sách cho giáo viên thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Để hiểu rõ hơn về điểm mới này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Uy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích, đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng các ứng dụng CNTT phục vụ cho ngành Giáo dục.

Bộ GD&ĐT vừa công bố Thông tư 22 trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện Thông tư 30 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học, trong đó đề cập rõ ràng hơn về vai trò của CNTT. Là người từng xây dựng nhiều ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động của ngành Giáo dục, ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi này?

Là một người làm công nghệ thông tin và đã được tham gia xây dựng rất nhiều những ứng dụng phục vụ cho ngành Giáo dục, tôi thấy rất mừng vì các ứng dụng CNTT đã có vai trò ngay từ đầu, và rất quan trọng trong các nội dung của Thông tư 22.

Đối với ngành giáo dục thì đây là một trong 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp cơ bản được Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017.

Còn đối với sự phát triển chung thì đây có thể được coi là bước tiến lớn lớn trong việc đổi mới quản lý giáo dục, đặc biệt trong việc ứng dụng CNTT, là tiền đề quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục tập trung, phục vụ công tác hoạch định chính sách, quản lý và triển khai Chính phủ điện tử.
 
Ông Trần Quốc Uy – Chuyên gia CNTT
Ông Trần Quốc Uy – Chuyên gia CNTT

Cụ thể hơn, CNTT sẽ hỗ trợ như thế nào vào việc triển khai nội dung của Thông tư 22?

Chủ trương đưa các ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý trong nhà trường theo tôi là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay. Khi triển khai  ứng dụng CNTT cho Thông tư 22 nhà trường sẽ được rất nhiều lợi ích.

Cụ thể các sổ sách, báo cáo sẽ được in ra từ phần mềm, ví dụ như sổ tổng hợp kết quả giáo dục, học bạ học sinh, báo cáo chất lượng giáo dục,…

Ngoài ra một số nội dung như tổng hợp đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ về môn học, năng lực phẩm chất hay khen thưởng sẽ được thực hiện tự động bằng phần mềm dựa trên các tiêu chí đánh giá của thông tư 22 đã được lượng hóa theo các mức.

Theo ông để phát huy được vai trò một cách tổng thể cũng như cho từng nhóm công việc khác nhau khi triển khai nội dung Thông tư 22 trong thực tiễn thì các ứng dụng CNTT sẽ phải đáp ứng và đảm bảo những điều kiện gì?

Theo tôi có 5 vấn đề khi xây dựng ứng dụng CNTT cần đảm bảo:

Thứ nhất phải đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt sự tiện dụng cho thầy, cô khi sử dụng và thao tác. Làm sao để dữ liệu được thực hiện nhanh nhất, tránh sai sót không đáng có, giảm được thời gian công sức, giúp thầy cô có nhiều thời gian hơn cho việc dạy học.

Thứ hai phải đầy đủ các mẫu biểu báo cáo, thống kê về quản lý giáo dục, hồ sơ sổ sách điện tử, để khi cần chỉ việc in ra từ phần mềm phục vụ công tác quản lý, chuyên môn. Ngoài ra, phải có khả năng cấp quyền truy cập phù hợp để nhà quản lý các cấp như Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục đều có thể kiểm tra số liệu giáo dục trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.

Thứ ba phải đáp ứng nhu cầu kết nối và trao đổi thông tin giữa giáo viên, phụ huynh, học sinh thông qua phần mềm ứng dụng cho thiết bị di động. Các tin nhắn, thông báo, hình ảnh hoạt động hàng ngày trên lớp, kết quả học tập của học sinh,… sẽ là những tính năng cần phải được chú trọng khi phát triển phần mềm cho Thông tư 22.

Thứ tư khả năng bảo mật và an toàn dữ liệu hệ thống, khả lưu vết nhật ký sửa chữa dữ liệu của người dùng và hệ thống đảm bảo luôn chạy xuyên suốt, không bị tắc nghẽn.

Thứ năm khi xây dựng hệ thống phải tuân thủ các chuẩn để có thể tích hợp với hệ thống của Bộ GD&ĐT, UBND Tỉnh/TP, Chính Phủ khi có yêu cầu.

Nhìn tổng thể sẽ có rất nhiều việc phải làm để triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục nói chung và Thông tư 22 nói riêng. Với khối lượng công việc như vậy, ông có nghĩ việc triển khai sẽ gặp khó khăn, trở ngại trong thực tế hay không?

Có thể nói, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là một chủ trương lớn. Trong thời điểm hiện nay, để bắt tay xây dựng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới sẽ có không ít khó khăn, nhất là với những đơn vị CNTT chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các ứng dụng CNTT phục vụ cho ngành giáo dục.

Bởi vì đối với các ứng dụng CNTT vấn đề lớn nhất là thời gian trải nghiệm. Ý tôi muốn nói ở đây là trong chu trình phát triển của hệ thống phần mềm thì để một phần mềm có độ ổn định cao và thực sự phù hợp phía người sử dụng, cần phải qua các bước gồm phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, đưa vào ứng dụng thử nghiệm, tập huấn, rút kinh nghiệm, sửa đổi, nâng cấp phù hợp, rồi áp dụng đại trà…

Thực tế cũng sẽ có những ý kiến khác nhau trong quá trình thử nghiệm. Cho đến khi có thể áp dụng được đại trà sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ từ chính các tổ chức, cá nhân sử dụng.

Thông tư 22 sẽ chính thức triển khai từ tháng 11/2016. Nếu phải qua bằng đó bước để một phần mềm được ứng dụng rộng rãi như ông nói ở trên thì có khi nào phải mất một vài năm mới triển khai được trong thực tiễn?

Đó là tôi nói giả sử một đơn vị CNTT nào đó bây giờ mới bắt tay vào xây dựng hệ thống thì chắc chắn sẽ mất thời gian.

Còn thực tế đã có nhiều công ty xây dựng thành công và vận hành phần mềm quản lý nhà trường một cách ổn định và hiệu quả tại các sở giáo dục và đào tạo trong cả nước. Với những đơn vị như thế, tôi tin họ có thể bắt tay ngay vào triển khai khi có chủ trương chính thức.

Thời gian không phải là vấn đề, vấn đề là kinh nghiệm và tinh thần chung tay vì sự đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục, đào tạo. Dù là công ty của tôi hay bất cứ một đơn vị CNTT nào trên cả nước cũng có sẵn tinh thần này.

Tôi có thể khẳng định rằng, những người làm CNTT như chúng tôi luôn sẵn sàng để được góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp chung của ngành Giáo dục.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: Website Bộ GD&ĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lịch tin tức
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
Giới thiệu về Trường THPT Hoàng Hoa Thám

Đoàn trường

Đang cập nhật ...

Kế hoạch chuyên môn
Lịch công tác
Đoàn Thanh niên trong tim
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá website Trường THPT Hoàng Hoa Thám thế nào?

Tin xem nhiều
Ảnh hoạt động
7-1.jpg 6-1.jpg 5-1.jpg 12.jpg 3-1.jpg 9-1.jpg
Liên kết nhanh
Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay1,421
  • Tháng hiện tại13,640
  • Tổng lượt truy cập14,050
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây