Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức

Thứ tư - 27/03/2024 23:27
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức cả về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của địa phương.Đội ngũ trí thức luôn gắn bó mật thiết, đồng hành với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, tỉnh đã ban hành một số chính sách đãi ngộ cho trí thức trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; triển khai tốt công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ (KH-CN); tổ chức các hội thi sáng tạo kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) và các kĩ năng mềm cho cán bộ, công chức, viên chức; lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp mặt đội ngũ trí thức hàng năm; ưu tiên cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển về hạ tầng, môi trường làm việc, nghiên cứu sáng tạo của trí thức, nhất là trong ngành KH-CN...   
Đội ngũ trí thức luôn gắn bó mật thiết, đồng hành với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng
Đội ngũ trí thức luôn gắn bó mật thiết, đồng hành với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng


Số liệu thống kê của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng cho thấy, toàn tỉnh có 1.482 cán bộ công tác trong lĩnh vực KH-CN; ngoài ra còn 145 người có trình độ khác đang công tác tại các sở, ngành, viện, trường, trung tâm nghiên cứu và tại các địa phương trong tỉnh. Những con số là một phần minh chứng sống động về sự phát triển của đội ngũ trí thức đã luôn gắn bó mật thiết, đồng hành với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

  Trong bối cảnh mới của thời đại, xây dựng đội ngũ trí thức có vai trò ngày càng to lớn, thực sự là một trong những động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới có ý nghĩa quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển nền kinh tế tri thức, kinh tế số; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế... góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động cụ thể, trong đó, xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh, năng động, sáng tạo góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tạo môi trường, điều kiện và động lực để phát huy vai trò, sự cống hiến đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để triển khai hiệu quả chính quyền điện tử, đô thị thông minh, nền kinh tế số. Có cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, trọng dụng, đào tạo, bồi dưỡng trí thức, đặc biệt các chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực tỉnh có ưu thế; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận; thúc đẩy mạnh mẽ KH-CN và đổi mới sáng tạo, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

  Trên cơ sở đó, tỉnh Lâm Đồng cũng đã xác định những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Để đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, địa phương tập trung thực hiện việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Trong đó, chú trọng việc thu hút, trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng, tôn vinh đội ngũ trí thức phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của ngành, địa phương. Xác định lĩnh vực, địa bàn trọng điểm để phát huy tốt nhất năng lực, sự cống hiến, tâm huyết của đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học giỏi, chuyên gia có uy tín. Động viên trí thức phát huy quyền làm chủ, tham gia đóng góp cho quá trình hoạch định chính sách, xây dựng tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, chính sách trong phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương, đất nước. Kịp thời lắng nghe, nắm bắt, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng; thường xuyên tổ chức tham vấn, đối thoại, bảo đảm khách quan, tôn trọng ý kiến của đội ngũ trí thức.

  Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài sẽ có sự đổi mới. Điển hình là phát hiện nhân tài, có cơ chế, chính sách đãi ngộ, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương, tạo môi trường làm việc. Tập trung vào các nhà khoa học giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng, các chuyên gia, trí thức có uy tín, có thành tựu cống hiến trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, các cơ quan tham mưu của tỉnh. Quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho trí thức trẻ, nữ, công tác tại vùng sâu, vùng xa, trong lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số.
  Xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ trí thức. Có kế hoạch phát triển đội ngũ trí thức trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, bảo đảm số lượng, chất lượng. Xây dựng kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức kế cận, thu hút trí thức, sinh viên tốt nghiệp đại học, sau đại học trong và ngoài tỉnh có những ngành nghề chuyên môn mà tỉnh đang có nhu cầu cao đến làm việc ổn định, lâu dài tại tỉnh. Rà soát, hoàn thiện hệ thống giải thưởng, lĩnh vực và các chính sách tôn vinh khác đối với đội ngũ trí thức của tỉnh. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng đội ngũ trí thức.

  Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội, nguồn lực nước ngoài đầu tư phát triển hạ tầng khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, các quỹ đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tạo môi trường thuận lợi cho trí thức làm việc, nghiên cứu, sáng tạo, cống hiến. Khuyến khích khu vực tư nhân thành lập các quỹ đầu tư khoa học và công nghệ, thu hút trí thức tham gia hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH-CN và đổi mới sáng tạo. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các chuyên gia, nhà khoa học, trí thức có năng lực tham gia nghiên cứu, thực hiện đề tài, đề án, nhiệm vụ KH-CN trọng điểm của tỉnh.

  Xây dựng, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp và đội ngũ trí thức, giữa các tập đoàn kinh tế với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, các hội trí thức thông qua mô hình trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo,...

Tác giả bài viết: NGỌC NGÀ

Nguồn tin: SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch tin tức
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
Giới thiệu về Trường THPT Hoàng Hoa Thám

Hội CMHS

Đang cập nhật ...

Đoàn Thanh niên trong tim
Lịch công tác
Kế hoạch chuyên môn
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá website Trường THPT Hoàng Hoa Thám thế nào?

Tin xem nhiều
Ảnh hoạt động
7-1.jpg 6-1.jpg 5-1.jpg 12.jpg 3-1.jpg 9-1.jpg
Liên kết nhanh
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay4,062
  • Tháng hiện tại91,525
  • Tổng lượt truy cập482,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây